Đề tài về “bất tử” đã có từ lâu và các nhà khoa học luôn tìm mọi cách để có thể kéo dài tuổi thọ cho con người.
Tuy nhiên tất cả chỉ dừng lại ở kéo dài tuổi thọ và cũng chưa có phương pháp cụ thể nào chứng minh được rằng con người có thể đạt đến ngưỡng bất tử hay không.
Theo Fusion, trong hàng thập kỷ qua, việc nghiên cứu về sự ngăn ngừa lão hóa vẫn đang tiếp tục phát triển, đạt được những thành tựu nhất định và chúng ta luôn quan niệm rằng lão hóa là một căn bệnh có thể “chữa khỏi” được nếu chúng ta giải mã và hiểu được toàn bộ các cơ chế hoạt động của phân tử tế bào. Có rất nhiều ý tưởng cũng như các biện pháp ngăn ngừa lão hóa đến từ các quốc gia có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, quốc gia được coi là hàng đầu về nghiên cứu lão hóa với những bước tiến có khả năng làm chậm quá trình lão hóa.
Các mẫu nghiên cứu mới đây ở chuột và gần hơn nữa là chó đã tìm ra được một loại thuốc có khả năng nâng cao tuổi thọ lên đến 30% so với thông thường nhưng vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó. Câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học ở đây là sống bao lâu là đủ và chúng ta muốn sống lâu hơn cái mức đó là bao nhiêu?
Cũng theo báo cáo nghiên cứu nhân khẩu học hiện nay, số năm mà con người có thể sống chỉ như một con số tự nhiên ngay cả với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay hay sự tiến bộ của y học hiện đại cũng không làm cải thiện nhiều so với trước kia, cụ thể là số lượng người cao tuổi nhất thế giới đã không tăng kể từ năm 1990. Theo thống kê, người có tuổi thọ cao nhất lịch sử sinh sống ở Pháp tên là Jeanse Calment đã qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 122 tuổi và theo các tính toán của các nhà khoa học thì số lượng người sống đến 126 tuổi có thể đạt đến 10.000 người so với dân số toàn cầu hiện nay.
Với những phát hiện mới, sẽ không có nghi ngờ gì đối với các cuộc tranh luận mang đề tài lão hóa, nhưng lại có một số người đặt ra câu hỏi “tại sao con người lại nghĩ rằng có thể sống lâu hơn so với những gì đang có bây giờ?” và cũng có một số nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra rằng con người thực sự chẳng quan tâm đến việc bất tử hay ngăn ngừa lão hóa đâu, họ chỉ cần sống đến khi nào không thể được nữa mà thôi.
Và tất nhiên cũng có những suy nghĩ ngược lại về các vấn đề ngăn ngừa lão hóa, nhất là với các tỷ phú như Peter Thiel một trong những thiên tài về kinh doanh, một tỷ phú với khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD và là một thiên tài của bộ môn cờ vua chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến vấn đề lão hóa, muốn sống mãi với thời gian. Nhưng sự thật các nhà khoa học phần lớn lại chỉ quan tâm đến phần đề ngăn ngừa lão hóa, kéo dài tuổi thọ bằng các chế độ ăn lành mạnh hơn, chế độ sống lành mạnh hơn thay vì muốn có một cuộc sống bất tử. Và đây cũng là quan điểm của Brian Kennedy, người đang điều hành một viện nghiên cứu chống lão hóa cũng đã từng tuyên bố “vấn đề là sức khỏe chứ không chỉ có tuổi thọ”.
Quả thực sống lâu thì ai cũng muốn nhưng chắc chắn rằng việc có được một cuộc sống bất tử chưa chắc đã là điều hay. Một người nổi tiếng như ngài Cố chủ tịch Apple Steve Jobs cũng đã từng nói rằng “cái chết là sự sáng tạo tuyệt vời của cuộc sống, nó loại đi những người già và mở đường cho những người trẻ”. Vì thế chúng ta hãy sống một cuộc sống lành mạnh, chăm chỉ tham gia các hoạt động cũng như rèn luyện thể thao sao để có một sức khỏe tốt nhất, đó mới chính là thứ chúng ta nên hướng tới.
Theo Fusion, trong hàng thập kỷ qua, việc nghiên cứu về sự ngăn ngừa lão hóa vẫn đang tiếp tục phát triển, đạt được những thành tựu nhất định và chúng ta luôn quan niệm rằng lão hóa là một căn bệnh có thể “chữa khỏi” được nếu chúng ta giải mã và hiểu được toàn bộ các cơ chế hoạt động của phân tử tế bào. Có rất nhiều ý tưởng cũng như các biện pháp ngăn ngừa lão hóa đến từ các quốc gia có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, quốc gia được coi là hàng đầu về nghiên cứu lão hóa với những bước tiến có khả năng làm chậm quá trình lão hóa.
Trong hàng thập kỷ qua, việc nghiên cứu về sự ngăn ngừa lão hóa vẫn đang tiếp tục phát triển.
Các mẫu nghiên cứu mới đây ở chuột và gần hơn nữa là chó đã tìm ra được một loại thuốc có khả năng nâng cao tuổi thọ lên đến 30% so với thông thường nhưng vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó. Câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học ở đây là sống bao lâu là đủ và chúng ta muốn sống lâu hơn cái mức đó là bao nhiêu?
Cũng theo báo cáo nghiên cứu nhân khẩu học hiện nay, số năm mà con người có thể sống chỉ như một con số tự nhiên ngay cả với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay hay sự tiến bộ của y học hiện đại cũng không làm cải thiện nhiều so với trước kia, cụ thể là số lượng người cao tuổi nhất thế giới đã không tăng kể từ năm 1990. Theo thống kê, người có tuổi thọ cao nhất lịch sử sinh sống ở Pháp tên là Jeanse Calment đã qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 122 tuổi và theo các tính toán của các nhà khoa học thì số lượng người sống đến 126 tuổi có thể đạt đến 10.000 người so với dân số toàn cầu hiện nay.
Với những phát hiện mới, sẽ không có nghi ngờ gì đối với các cuộc tranh luận mang đề tài lão hóa, nhưng lại có một số người đặt ra câu hỏi “tại sao con người lại nghĩ rằng có thể sống lâu hơn so với những gì đang có bây giờ?” và cũng có một số nhà khoa học nghiên cứu chỉ ra rằng con người thực sự chẳng quan tâm đến việc bất tử hay ngăn ngừa lão hóa đâu, họ chỉ cần sống đến khi nào không thể được nữa mà thôi.
Sống lâu thì ai cũng muốn nhưng chắc chắn rằng việc có được một cuộc sống bất tử chưa chắc đã là điều hay.
Quả thực sống lâu thì ai cũng muốn nhưng chắc chắn rằng việc có được một cuộc sống bất tử chưa chắc đã là điều hay. Một người nổi tiếng như ngài Cố chủ tịch Apple Steve Jobs cũng đã từng nói rằng “cái chết là sự sáng tạo tuyệt vời của cuộc sống, nó loại đi những người già và mở đường cho những người trẻ”. Vì thế chúng ta hãy sống một cuộc sống lành mạnh, chăm chỉ tham gia các hoạt động cũng như rèn luyện thể thao sao để có một sức khỏe tốt nhất, đó mới chính là thứ chúng ta nên hướng tới.