Sự tích Âu Cơ phải chăng có cùng nguồn gốc với một truyền thuyết trong huyền thoại MAHABHARATA ?
Câu chuyện như sau :
Gandhari là một vị công chúa đặc biệt đức hạnh. Đến tuổi cập kê, bà thành hôn với Quốc Vương của một nước hùng cường. Lập tức, bà khám phá ra là chồng mình bị mù (do bà mẹ chồng kinh hãi nhắm tịt mắt lại trong lúc giao hợp với Vyasa, một vị Đạo Sĩ khổ hạnh đặc biệt xấu xí và dơ dáy). Bà liền phát nguyện suốt đời tự bịt mắt lại để chia sẻ khuyết tật của đấng phu quân. Ít lâu sau khi thành hôn, bà mang thai, nhưng suốt hai năm trời vẫn không khai hoa nở nhụy. Đến khi nghe tin vợ của Ông Hoàng Pandu, em chồng mình, vừa sanh con, thì bà tức giận tự đánh vào bụng mình, cùng với sự phụ lực của người tỳ nữ, cho đến khi bào thai chào đời. Khổ nỗi bà lại không sanh ra một thai nhi bình thường, mà một bọc thịt tròn. Khi bà đau khổ sửa soạn đem vứt bỏ bọc thịt ấy đi thì một tiếng nói thần thánh vang lên, ra lệnh chia bọc thịt kia thành 100 miếng, bỏ vào 100 cái hũ. Một thời gian sau, từ 100 cái hũ ấy sanh ra 100 người con dũng mãnh.
Truyện Âu Cơ có thể lấy nguồn gốc từ đây. Chúng ta đừng quên nhiều dân tộc thượng du của nước ta mang những đặc điểm của văn hóa Ấn Âu, qua tiếng nói và qua phong tục. Thí dụ chữ H'mong và chữ Mán, đều có nghĩa là « người », rất gần với các chữ Human, Man – thuộc căn Ấn Âu « ghyom ») . Một thí dụ khác : người thượng Koho ở vùng Lâm Đồng mỗi năm ăn tết sau người Kinh 1 tháng, gọi là lễ Lir Bong (đóng cót thóc), nhưng cứ 7 năm một lần lại làm một Đại Lễ đặc biệt. Chu kỳ 7 năm có thể là một dấu tích Ấn Âu.
Có lẽ một số bộ tộc thượng du ít chịu áp lực đồng hoá của văn minh Trung Quốc, đã giữ lại những huyền thoại cổ xưa ấy trước khi chúng được tổng quát hoá cho toàn bộ người Việt Nam ?
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)