Mới đây, các nhà khoa học ở Nhật Bản phát hiện một lõi băng 720.000 tuổi có thể dự báo về tình hình biến đổi khí hậu trên Trái Đất.Các nhà nghiên cứu tại Nhật bản cho biết lõi băng “Siêu già” này có rất nhiều lớp như các vòng quanh gốc cây. Dựa vào đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu về điều kiện môi trường khi các lớp băng hình thành. Từ đó cho thấy lõi băng có thể tiên đoán về những thay đổi như nhiệt độ của Trái Đất, lượng mưa và gió, sự xuất hiện của bụi trong thời kỳ khô và nhiều gió qua hàng trăm ngàn năm từ quá khứ tới tương lai.
Lõi băng hơn 700.000 tuổi này có rất nhiều lớp như các vòng quanh gốc cây
Sau khi phân tích lõi băng, nhóm nghiên cứu phát hiện giai đoạn ấm ở Nam cực tương ứng với những biến động khí hậu phát hiện trong lõi băng tách ra ở đảo Greenland – hòn đảo lớn nhất thế giới ở Vương quốc Đan Mạch. Nhóm nghiên cứu cho biết nguồn nước ngọt tan chảy từ băng trên đảo Greebland có thể làm chậm dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC).
Các nhà nghiên cứu tại Nhật đang tiếng hành nghiên cứu Lõi băng
Nhóm nghiên cứu cho biết nguồn nước ngọt tan chảy từ băng trên đảo Greebland có thể làm chậm dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC)
Dữ liệu cho thấy, khi khi khí hậu ở Bắc Cực mát mẻ thì Nam Cực sẽ nóng. Nhóm nghiên cứu tin rằng mối quan hệ nghịch đảo giữa hai cực là do một dòng hải lưu có nhiệm vụ giữ cho châu Âu và Bắc Mỹ luôn ấm áp trong mùa đông.
Cận cảnh lõi băng 720.000 năm tuổi
Trước đó, từ kết quả của một nhóm các nhà nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Nature năm 2004 cũng cho biết rằng Lõi băng cũng có thể hé mở dấu hiệu mới về những thay đổi khí hậu của Trái đất.
Họ đã lấy một lõi băng có niên đại khoảng hơn 740.000 năm, với chiều dài 3km từ Đỉnh C, cao điểm nằm trên bình nguyên Đông Nam cực. Đây là kết quả nghiên cứu về khí hậu một cách liên tục từ một thời điểm xa nhất trong quá khứ có được do nghiên cứu từ lõi băng từ trước đến nay.
Sau báo cáo năm 2004 rằng Trái Đất đã trải qua 8 chu kỳ thay đổi khí hậu, nhóm này đã nghiên cứu những tạp chất hóa học nằm trong lõi băng để làm sáng tỏ sự khác nhau của khí hậu trái đất thay đổi như thế nào trong suốt 740.000 năm.
Từ những tác động khác nhau của muối và bụi, các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi thời kỳ Trái đất ấm lên sau khi trải qua một thời kỳ băng hà, thì khu vực Nam Mỹ sẽ có thay đổi trước tiên, sau đó là sự mở rộng của các tảng băng trên mặt biển.
Tiến sĩ Eric Wolff làm việc tại Viện Khảo sát Nam cực của Anh và cũng là thành viên đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, suốt 740.000 năm qua, cứ mỗi khi giai đoạn băng hà nhường chỗ cho một giai đoạn ấm hơn, những thay đổi tương tự diễn ra theo cùng một trình tự. Chúng tôi kết luận rằng Trái đất tuân theo quy luật khi khí hậu biến đổi và nếu chúng ta có thể hiểu rõ quy luật này chúng ta có thể cải thiện các mô hình khí hậu và đưa ra những dự đoán chính xác hơn trong tương lai”.