Sự hiện hữu của ý tưởng Thượng Đế đã được in sẵn trong não bộ của mỗi người, kể cả những người tuyên bố mình « vô thần ».
Nhóm Bác Sĩ chuyên khoa Thần Kinh thuộc Đại Học Bethesda (Hoa Kỳ) đã chứng minh được sự hiện hữu của ý tưởng Thượng Đế, trong não bộ của mọi người , kể cả những người tuyên bố mình « vô thần ».
Để đi đến kết quả này, các nhà bác học đã thực hiện hai cuộc nghiên cứu.
Trong nghiên cứu đầu tiên, họ tuyển mộ 26 người thuận tay phải, trung bình 37,7 tuổi. Những người này phải trả lời 70 câu hỏi (*) liên quan đến tôn giáo, dựa trên thang phát biểu Likert, gồm 7 bậc (*), từ «hoàn toàn không đồng ý» đến «hoàn toàn đồng ý». Kết quả được phân tích theo những phương pháp hiện đại nhất (**) để nhận ra trong các yếu tố được phân tích yếu tố nào hội đủ điều kiện để có thể được coi là phổ quát. Từ đó, Grafman và cộng sự mô tả ba cột trụ của tư tưởng tôn giáo. Đó là :
- sự hiện hữu của một thế lực siêu nhiên theo dõi và dẫn dắt mọi hành vi của chúng ta
- thế lực siêu nhiên này có thể phát biẻu những tình cảm : thương, giận, đưa đến thưởng phạt,
- và các yếu tố đến từ giáo dục, cũng như sự tìm tòi cá nhân, trong môi trường của mỗi người.
Nghiên cứu thứ hai dựa trên kỹ thuật chụp cắt lớp «cộng hưởng từ trường» não bộ (functional magnetic resonance imaging). Bốn mươi người được chọn theo cùng tiêu chuẩn với 26 người của nghiên cứu thứ nhất. Họ phải trả lời các câu hỏi đã được tuyển chọn trong nghiên cứu trước. Các tác giả nhận thấy những mệnh đề liên hệ đến 3 cột trụ của tư tưởng tôn giáo vừa nói ở trên làm « chạy » một số vùng rất chính xác trong não bộ :
-Ý tưởng "một Thượng Đế ảnh hưởng vào đời sống của mỗi người" làm « chạy » vùng trán dưới (circonvolutions frontales inférieures).
- Ỳ tưởng "một Thượng Đế có khả năng yêu thương" làm « chạy » vùng trán giữa (circonvolutions frontales moyennes), cùng với vùng Brodmann số 11 của não phải. Nếu người ta nghĩ đến khả năng tức giận, trừng phạt của Thượng Đế, thì các vùng trán giữa và Brodmann 21 bên trái được bật lên.
- Các ý tưởng liên hệ đến giáo dục tôn giáo hay tìm tòi cá nhân, làm chạy quá nhiều vùng, không thể hệ thống hóa.
Điều đáng chú ý là dù cho đối tượng nghiên cứu có tự nhận mình là người vô thần đi chăng nữa, bộ óc của người ấy vẫn làm chạy các vùng liên hệ khi các ý tưởng cột trụ của tôn giáo được nêu lên, y hệt như những người có niềm tin tôn giáo. Như thể quan niệm một một thế lực tối cao đã được in sẵn vào đầu óc của mỗi người chúng ta, từ một quá khứ rất xa xôi trong quá trình tiến hóa.
Proc Natl Acad Sci, ấn bản mạng ngày 7/3/2009