// //]]>
Đang tải...

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Chắc chắn ai cũng từng nghe nhắc đến sự cố chìm tàu RMS Titanic, một tai nạn đường thủy khiến cả thế giới rơi nước mắt khi nhắc đến. Nó đã cướp đi mạng sống của hơn 1.500 người sau khi đâm vào tảng băng trôi. Chúng ta nghe và thấy tai họa này thông qua sách báo, phim ảnh và xem nó như một bi kịch khủng khiếp nhất từ cổ chí kim. Thế nhưng, thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử không phải nó mà là vụ đắm tàu Wilhelm Gustloff.

Hãy cùng MysTown.com ngược về quá khứ xem chuyện gì đã xảy ra với con thuyền khổng lồ này nhé!

@media.npr.org

MV Wilhelm Gustloff được hoàn thành bởi xưởng đóng tàu Blohm & Voss và hạ thủy ngày 5/5/1937. Nó là du thuyền hàng đầu của Đức trong giai đoạn 1937-1945. Wilhelm Gustloff được Hitler đặt theo tên một nhà lãnh đạo của Đức Quốc xã bị ám sát năm 1936.

Con tàu nặng 25.000 tấn, dài 213 m, có thể chở được 2.000 người và chạy 22.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Nó được đóng với mục đích tổ chức các hoạt động giải trí như: hòa nhạc, du lịch hay nghỉ dưỡng cho các công nhân, công chức Đức lúc bấy giờ, cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Năm 1939, người ta dùng nó để chở lính đánh thuê trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Ngày 1/9/1939, nó được sơn màu trắng có sọc xanh lá và trở thành bệnh viện Lazarettschiff. Ngày 20/11/1940, nó biến thành tàu hải quân và sau đó là một doanh trại nổi tại cảng Baltic.

Năm 1941, Hitler phát động chiến dịch Barbarossa chống lại Liên Xô. Quân đội Đức tiến sâu vào lãnh thổ phe địch do sai lầm của Joseph Stalin – lãnh đạo tối cao của Liên Xô. Tháng 10/1944, Hồng quân Liên Xô đẩy lùi quân Đức và tiến vào Đông Phổ. Người dân ở Đông Phổ đã chạy trốn đến cảng Baltic. Tháng 1/1945, Đức thực hiện chiến dịch Hannibal, Wilhelm Gustloff và các thuyền buồm khác đã được dùng để sơ tán hàng triệu người dân Đức và các nhân viên quân sự.

@www.dw.com

Bất chấp quy định an toàn chỉ được chở 2.000 hành khách, 10.582 người (bao gồm người Đức, Phổ, Lithuania, Latvia, Ba Lan, Estonia và Croatia), trong đó có cả trẻ em, người già và người bị thương đã bị nhồi nhét vào con tàu. Họ đã vứt hết đồ đạc để lấy diện tích chứa người. Tệ hơn, khi Wilhelm Gustloff khởi hành vào ngày 30/1/1945, chỉ có một tàu ngư lôi hộ tống thay vì 3 như đã chỉ định, vì hai trong số đó đã bị phá hủy.

Tàu ngầm S-13 của Liên Xô đã theo sát Wilhelm Gustloff và đêm 30/1/1945, nó đã bắn 3 quả ngư lôi vào chiếc thuyền khổng lồ ấy. Các thuyền viên đã gửi tín hiệu cầu cứu cũng như cố quay lại bờ nhưng không kịp. Cảnh hỗn loạn đã diễn ra, người chết la liệt, người ta tranh giành áo phao, tàu cứu sinh và bắt đầu giẫm đạp lên nhau để nhảy ra khỏi tàu.

Số phận của những con người chạy trốn khỏi đau thương của chiến tranh lại nhanh chóng đi vào bi thảm. Đêm định mệnh ấy, nhiệt độ ngoài trời là âm 18 độ C, bề mặt nước gần như đóng băng. Khi con thuyền bắt đầu nghiêng, rất nhiều người đã rơi xuống biển. Cũng giống như bi kịch của Titanic, những người rơi xuống nước đều chết cóng. Một số người bị mắc kẹt dưới sàn tàu, số khác lại bị nghiền nát ở lối cầu thang. Vì thời tiết quá lạnh, vài người còn sống sót thì cũng bị đóng băng vào boong sau đó.

@timedotcom.files.wordpress.com

Wilhelm Gustloff đã chìm xuống đại dương sau khi bị tấn công chưa đầy 45 phút. Hậu quả nó để lại vô cùng tàn khốc, 9.343 người đã thiệt mạng, gấp 6 lần số người chết trong hiểm họa Titanic năm 1912. Tồi tệ hơn, một nửa trong số nạn nhân là trẻ em. Từ trước đến nay, chưa có tai nạn hàng hải nào có nhiều người thương vong đến thế. Có một điều tình cờ mà gần giống sự mỉa mai tàn nhẫn hơn, Wilhelm Gustloff – người lãnh đạo của Đức Quốc xã sinh ngày 30/1/1895. Vụ đắm tàu Wilhelm Gustloff lại xảy ra vào 30/1/1945.

Một vài nguyên nhân đã được đưa ra để giải thích vì sao thảm họa hàng hải lớn nhất trong lịch sử này lại không được thế giới chú ý nhiều. Đầu tiên, vì tai nạn đường thủy này liên quan đến người Đức và xảy ra trong Đệ nhị thế chiến. Thế nên, chẳng mấy ai thông cảm cho Đức.

Thứ 2, vì chính cái tên của con tàu, việc được đặt theo tên của một nhà lãnh đạo Đức Quốc xã đã khiến nó bị “bơ đẹp”. Cuối cùng, rất nhiều ý kiến cho rằng, lý do vụ đắm tàu Wilhelm Gustloff không được quan tâm bằng Titanic, dù thiệt hại khủng khiếp hơn là do người chết trong thảm họa Titanic đều là những người giàu có, nổi tiếng nên tạo được chủ đề xôn xao dư luận.

Trong cuối những năm 60 dưới sự giám sát của Liên Xô, hai thợ lặn đã được giao nhiệm vụ lặn xuống biển tìm kiểm xem người Đức có lợi dụng các tàu tị nạn để vận chuyển kho báu không. Một số thông tin rò rỉ cho rằng Liên Xô đã lấy được kho báu nhưng họ ém nhẹm không tiết lộ cho công chúng.

Với người dân Đức, đến nay, sự cố chấn động ấy vẫn còn là ký ức đau thương và kinh hoàng. Chỉ có 1.239 người được cứu sống, số còn lại vĩnh viễn ra đi trong đêm giá lạnh ấy. Năm 1995, bộ phim “Nacht fiel über Gotenhafen” đã được ra mắt để tưởng nhớ nạn nhân của thảm kịch này.

Tiếp theo là 6 vụ chìm tàu khủng khiếp nhất, dù đã là chuyện cũ nhưng vẫn là vết sẹo không thể phai mờ. Hãy bấm vào xem nhé!



Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy ủng hộ chúng tớ bằng cách thích và chia sẻ nó nhé. Rảnh rỗi thì bình luận vài dòng cho xôm tụ nghen.

Cuối cùng, mọi người đừng quên theo dõi fanpage MysTown.com để xem thêm nhiều thông tin thú vị khác, đồng thời cập nhật những tin tức hấp dẫn một cách nhanh nhất.

Bài viết xem nhiều

Liên kết từ khóa

Đăng ký theo dõi qua Email

Đăng ký bằng email của bạn để nhận được tin mới nhất từ chúng tôi.

Liên hệ với chúng tôi

Gửi tin nhắn cho chúng tôi.

MysTown Beta Version II | Copyright 2015 - 2016 | Rip Code by MyS | Trở về đầu trang