// //]]>
logo mystown

Thông báo: đã tắt đăng bài tks

Hôm nay: | Tường lửa : Ko có

Đang trực tuyến: 0

Tin hot >> Template này đã bị rip chán

Bấm like để ủng hộ Rip :

Đang tải...

Bài viết mới nhất

Tên bài viết

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017


Cuốn sách được xuất bản khá lâu (ở Việt Nam từ năm 1992), nhưng những người đọc được nó và cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ với đường thật ít ỏi.

Không phải vì việc người ta không nhận chân ra bản chất của đường, mà đơn giản là người ta không bỏ đi được sự quyến rũ ngọt ngào từ nó.

Lịch sử, y tế và khoa học đã chứng minh sự nguy hại của đường. Sự xuất hiện bệnh tật kèm theo từ khi có đường được nhìn nhận và nghiên cứu. Nhưng, người ta vẫn không tin về tác hại của đường, đơn giản vì thiếu những thông tin đưa ra công chúng và cũng vì sự truyền thông mạnh mẽ cổ vũ cho sự có mặt của đường (cũng như sữa).

Cuốn sách này giờ khó kiếm được, tuy nhiên tôi nghĩ không cần đọc cuốn sách này, chỉ cần đọc cái tựa đề thôi là bạn có thể dừng lại được rồi.
--
Giới thực dưỡng biết rất rõ về tác hại của đường, họ bỏ cái rụp, không nhân nhượng cho thói quen hảo ngọt, đơn giản là vì sức khỏe và tính mạng quan trọng hơn sự dễ dãi của cái tôi muốn được thỏa mãn.

Tôi là một kẻ chuyên đường, rất thích ăn chè và các loại bánh kẹo đủ kiểu. Nhưng từ khi học và thực hành thực dưỡng, cuộc sống có nhiều biến chuyển.
Không phải người bệnh tiểu đường mới cần bỏ đường đâu, chúng ta cũng không cần đường giống vậy.
--
Độ P/H trong cơ thể sẽ dao động từ 7,2 đến 7,4. Cơ thể bằng cách nào đó luôn điều hòa sự cân bằng này. Việc sử dụng đường, ăn thực ẩm có tính a-xít cao và suy nghĩ tiêu cực là nguyên nhân tăng cao a-xít trong máu từ đó dẫn đến bệnh tật.
--
Dù bạn có tu hành hay không thì cũng phải kiểm soát cái miệng của mình. Bớt thị phi thì bớt phiền não. Bớt ăn đường thì bớt bệnh tật.
Super Black Cat
04/06/2016

Tác giả: Nguyễn Bình Nguyên Lộc
Nhà chức trách nhận định, phần thân thể trên là chân của trẻ em khoảng 10 tuổi, bị tháo khớp từ đầu gối trở xuống.

Ngày 2/3, Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ và Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) tổ chức điều tra, làm rõ vụ một phần thân thể người trôi ở kênh nước.

Theo công an, sáng 26/2, người dân đến kênh nước Năm Căn ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch thì thấy vật thể lạ. Đến gần kiểm tra, họ phát hiện đó là chân của trẻ em đang trong quá trình phân hủy.

Nhận tin báo, lực lượng chức năng có mặt phong tỏa hiện trường, tổ chức khám nghiệm pháp y phục vụ điều tra.

Nhà chức trách nhận định, phần thân thể trên là chân của trẻ em khoảng 10 tuổi, bị tháo khớp từ đầu gối trở xuống.

Cơ quan điều tra đang xác minh, tìm tung tích nạn nhân để làm rõ vụ việc.

Địa điểm phát hiện chân trẻ em ở kênh nước thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Ảnh: Google Maps.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Phần 1
Đây là chuyện kể chân thật của một thành viên nick name “No.Reaseon2″ trên diễn đàn vozforums, chúng tôi bảo lưu tối đa cách kể chuyện và văn phong của tác giả.

Năm đầu tiên ra trường đi làm với biết bao nhiêu hoài bão ấp ủ và ước vọng. Ai cũng thế, ngồi trong trường đại học thì ước mơ nó to vãi ra ấy. Ra trường đời nó quật cho vài ba lần, tự nhiên thấy cuộc sống nó không như màu hường mà khi ngồi trên ghế nhà trường mình tưởng tượng ra.

Công việc đầu tiên là nhận công tác trong một đơn vị kiểm định chất lượng công trình ở Nha Trang.

Ảnh do tác giả chụp

Ngày đầu tiên đi làm áo sơ mi trắng, giày đen, áo dắt cạp quần, thiếu cái cà vạt nữa là thành đa cấp. Làm quen công việc, làm quen với đồng nghiệp. ( đoạn này không kể kỹ vì thằng nào mới đi làm chả như thằng nào ). Làm được hơn tháng, ông sếp gọi lên phòng, nói ngày mai đi Daknong, đo điện trở đất, điện trở tiếp địa cho hệ thống dẫn điện từ nhà máy thủy điện ra đến trạm biến áp.

Ok, đời trai ngại gì sương gió. Đi cùng là một anh đồng nghiệp nữa. Trong cơ quan tôi chơi với 5 anh em nữa nhưng đợt này chỉ phân công 2 người đi đo thôi. Nghĩ định bảo sếp cho cả 5 đứa đi cho vui nhưng ổng buồn, ổng đuổi việc thì xong.

Hồi ấy là tầm tháng 7, đúng mùa mưa ở Tây Nguyên. Hai anh em lọ mọ đi từ Nha Trang lúc 3h đếm lên bến xe Gia Nghĩa ở Daknong mất 8 tiếng ngồi xe đò. Lần đầu tiên đi công tác xa nên mình cũng hứng thú. Các ông không biết đâu, cảm giác đi đến những vùng đất mới mà mình chưa khám phá nó thú vị lắm. Chút hào hứng, bồi hồi xen lẫn lo sợ. Vì mấy ông anh kêu mỗi lần đi công tác ở mấy cái chỗ nhà máy thủy điện ớn lắm. Thủy điện nó toàn làm ở đầu mối, toàn rừng với núi, thần sông cây gì hầm bà lằng. Mình nói, ngày sinh viên em còn bị ma trêu vài lần nên giờ cứng lắm. Nói cứng vậy thôi chứ cái lần gặp ma ở Trần bình nó trêu cho cũng suýt tè ra quần rồi.

Hai anh em đến Gia nghĩa cũng tầm 11h trưa rồi, sau đó hỏi đường đi lên thị trấn Kiến Đức. Từ Gia Nghĩa phi xe máy lên đó thuê phòng cũng tầm 12h trưa rồi. Tắm rửa, nghỉ ngơi cho đỡ mệt rồi đến 6h tối gọi điện cho 1 đồng chí bên đơn vị thi công đường dây để làm quen với cả chính ông ấy là người dẫn 2 anh em đi hiện trường.

Lại ra cái quán thịt chó gì ở đầu thị trấn Kiến Đức ấy. Ổng bảo 2 anh em lạ nước lạ cái, ngày mai đi hiện trường nhớ cầm theo con dao bỏ vào trong cốp, tý nữa về xin bà chị quán thịt chó nhánh tỏi để dắt vào người. Tôi với anh Bi ngớ người, hỏi để làm gì. Ổng bảo cứ cầm theo. Bọn anh làm đường dây ở đây vài năm rồi nên có kinh nghiệm lắm. Cho nó khỏi trêu ấy mà. Ôi đm, lại là nó. Anh Bi nhìn mình ngao ngán. Vẫn biết cái nghề này nó gian truân vất vả nhưng cứ nghe đến nó là lại ớn hết cả người.

Lúc về phòng, mình hỏi anh Bi:
- Ủa anh Bi, anh gặp ma bao giờ chưa?
Ổng nhìn mình, ánh mắt như 1 người từng trải :
- Ở Nha Trang thì chưa, nhưng ngày xưa làm ở Srepok thì rồi.
Để tôi kể cái chuyện của ông Bi trên Srepok trước nhá.

Cách đây 3 năm, đơn vị mình cũng lên đầu mối Serepok để làm kiểm định trên đó. Hồi ấy anh Bi với 1 anh nữa cũng bò lạc như mình thôi. 2 ổng ở cùng đơn vị thi công để tiện đường ăn uống sinh hoạt với mọi người luôn cho tiện. Đến cái hôm chặn dòng thủy điện ấy. buổi trưa thì mấy ông bên chủ đầu tư cũng cúng kiếng dữ lắm. vì người ta quan niệm, chặn dòng chính là chặn mạch thủy của Hà bá, nên phải cúng kiếng cẩn thận lắm. Mọi chuyện bình thường cho đến buổi tối hôm ấy.

Lúc ấy là khoảng 11h, anh em công nhân đi ngủ hết rồi. Chỉ còn vài ông mới nhận lương đầu tháng ngồi oánh 3 cây với nhau thôi, trong đó có a Bi. Đang đánh bỗng nghe thấy tiếng như ai đang ném đá tảng xuống nước vậy, có ông bảo : Quái, đêm rồi còn thằng nào tắm ngoài kia nữa hả trời.

Ảnh do tác giả chụp

Nhưng cứ đánh bài đến nửa tiếng nữa vẫn nghe thấy tiếng thùm thùm ngoài đó. Mấy ông bảo, nó lại trêu đấy. Chuyện này mấy ông công nhân gặp suốt. Nói thì cứng thế thôi nhưng ông nào cũng run, các ông cứ tưởng tượng đêm thì tối như mực, chỉ có ánh đèn cao áp xung quanh công trường, lại còn nghe thấy tiếng thùm thùm mà biết rõ là nó đang trêu thì nghĩ thôi đã ớn lạnh rồi. Cả lũ cứ ngồi yên nghe ngóng. Lúc sau thì nghe tiếng cứu cứu. Đột nhiên, lúc đó ông bảo vệ chạy vào nói, bọn mày ơi, có thằng nào nó bị hà bá bắt rồi.Xác đang nổi lềnh phềnh ngoài kia kìa. Ra vớt nó vào đi.

Lúc đó cả lán công nhân thức giấc hết. Chạy ra ngoài sông. Thế nào ông Thành vẫn còn giãy dụa được dưới nước. Chẳng nói chẳng rằng , 4 ông nhảy cái tùm xuống sông lôi được lên. Lôi lên thì ông kia cũng no bụng nước rồi. Nhưng may sao vẫn chưa chết. Vào trong lán sưởi ấm được lúc thì kể, đang đi đánh bạc với lán công nhân làm đường ở khu bên kia về, về đến chỗ bờ sông, tự nhiên có cái gì cứ lôi ổng xuống nước, mà chính xác là chẳng có cái gì cả. Cứ như có 1 thế lực vô hình nào thi nhau đạp ổng xuống sông rồi dìm. Do ổng là dân chai từ bé, vật lộn gần nửa tiếng không dìm được chết, vừa lúc đuối sức thì mấy anh em ra cứu.

Phần Tiếp: Đừng chết ở Srepok nhé.

Tiếp chuyện ở Thuỷ điện Serepok nhá. Ở với anh em công nhân được một thời gian thì anh Bi với anh Cảnh phải chuyển ra ngoài thuê riêng, không được ở với công nhân nữa vì nhiều lý do. Thứ 1 do yêu cầu công việc nên đơn vị kiểm định chất lượng không được ở cùng với anh em công nhân. Thứ 2 là cơ quan chuyển máy thí nghiệm lên nên 2 anh phải chuyển ra ngoài để trông coi máy với mẫu thí nghiệm. Mấy cái máy này nó to vãi ra nên phải trông coi. Toàn trăm triệu chứ ít gì. Ông nào làm bên xây dựng thì biết máy kéo thép cả máy nén bê tông ấy.

Cơ quan thuê cho 2 anh này cái nhà của một bà Dak rây gì ấy. Cái nhà này nó kiểu như mấy cái cột nó làm bằng gỗ, giống mấy cái nhà của dân tộc mấy ông hay xem trên ti vi ấy, nhưng không phải nhà sàn. Một gian để 2 cái máy thí nghiệm, một gian thì có cái giường với cái tivi để anh em xem cho đỡ buồn.

Cái nhà thuê này cách công trường khoảng 500m. Nghe 500m thì dài nhưng thực ra có tý à. Đứng trên nhà đó nhìn xuống được lán trại của mấy ae công nhân mà. Phải bố trí gần để còn câu điện ở dứoi công trường lên chứ mấy cái điện của dân tộc này không chơi được vì mấy cái máy thí nghiệm công suất nó lớn.

Đêm đầu tiên có chuyện ngay. nhà này bà dân tộc kia cho thuê nên bả chuyển vào trong bản ở với con gái. Tối 2 ông anh khoá cửa xuống chỗ lán trại của anh em công nhân chơi, ngồi uống cafe ban mê ở cái xứ này cũng thú lắm. Tầm 10h thì 2 ông rủ nhau về lán vì sợ trộm nó vào khoắng con ốc nào thì to tiền.

Về đến lán, phần vì tối hốc 2 ly cà phê vào bụng, phần vì ngày đầu nên anh em cảnh giác trộm cắp nên chẳng ông nào ngủ được. Bật ti vi thì ở cái xứ mù, cái chảo nó chả bắt được kênh nào. Thế là 2 anh em mở nhạc bolero ra nằm nghe.
Đến tầm hơn 1 giờ đêm, đang thiu thiu chợp mắt thì ông Cảnh gọi ông Bi.
- a Bi , dậy xem có thằng công nhân nào đêm còn gõ cửa này.
Anh Bi ngái ngủ nhưng cũng phải tỉnh giấc vì 3 tiếng: cộc cộc cộc.
Ông Bi bật dậy bảo quái, đêm rồi bọn nó còn mò lên đây làm gì nữa. Hay lại vay tiền đánh bạc.

Ảnh do tác giả chụp

A Bi bảo nghe kỹ ra thì đéo hẳn là tiếng gõ cửa. Kiểu như tiếng hòn bi mà ngừoi ta thả nó rơi từ trên cao xuống ấy, nhưng rơi trên sàn gỗ.

Rồi cứ lần lượt ba tiếng cộc cộc cộc đều đặn vang lên. 2 anh em nhìn nhau chẳng dám nói lên câu nào. Vì kinh nghiệm rằng, ban đêm khi có ai gõ cửa hay gọi tên thì đừng có thưa, nó dẫn đi lúc nào đéo biết đấy. Sau một hồi cộc cộc cộc vang lên ở chỗ cửa gỗ thì lần này nó kêu trên mái nhà. Lần này còn kèm theo một trang cười ré ré nghe như giọng con gái còn trẻ thét lên ấy. A Bi kể nó ré ré lên rè rè mà lanh lảnh ấy. Lại còn giữa rừng núi nên nó vang lắm. Lần này 2 ông cũng vãi đái ra quần rồi, nhưng anh Cảnh bình tĩnh hơn.

Do kinh nghiệm nhiều năm xông pha công trường rừng rú nên ổng ngồi dậy, bật đèn lên, chạy ra chỗ ban thờ giữa nhà thắp 3 nén hương rồi rầm rầm khấn, hi vọng điều tốt lành sẽ đến với hai anh em. Về giường nằm , 2 ông mới ngớ ngừoi ra là từ lúc sáng dọn nhà đến giờ chưa thắp hương khấn vái bàn thờ của nhà bà này. Cũng do chủ quan. Chắc linh nghiệm nên lúc lên giường nằm lại chỉ còn nghe thấy tiếng cộc cộc cộc lát rồi dứt. Tuy vậy nhưng chẳng ông nào ngủ được. Cứ thế 2 anh em thức đến sáng.

Sáng hôm sau gặp ông giám sát, ổng kể mấy nhà dân tộc đó hay nuôi ma xó trong nhà lắm. Các chú phải cẩn thận cúng kiếng đầy đủ. Rằm hay mùng 1 phải thắp hương hoa quả vào không nó trêu cho không ngủ được đâu. 2 anh em nhìn nhau thở dài. Thôi cũng may, chấp nhận sống chung với lũ chứ biết sao giờ. Cũng may từ đó không có chuyện gì xảy ra trên nhà để mẫu đó nữa.

Phần 2

Thôi, phần này quay trở lại chuyện chính. Chuyện 2 ông kia ở Srepok sau cái vụ ma xó nó trêu thì cũng còn vài chuyện lạ lùng nữa. Tôi sẽ biên trong một chập khác.

Tiếp tục câu chuyện đang ở Kiến Đức, sau khi nghe anh Bi kể chuyện lạ ở Srepok, tôi cũng kể cho anh câu chuyện của mình hồi sinh viên. Hai anh em nhìn nhau ngán ngẩm cho chuyến đi thực địa chẳng có gì là thú vị nữa sắp tới.

Cái nhà nghỉ hai anh em ở là ở thị trấn Kiến Đức. Muốn đi hiện trường thì phải chạy xe từ Kiến Đức xuôi xuống. gần cuối huyện DakR’lap. Sáng hôm sau hai anh em dậy vệ sinh cá nhân rồi tranh thủ đi ăn sang, đợi ông bên thi công lên đó dẫn đi ra hiện trường. Thực ra tuyến đường dây điện này nối từ nhà máy thủy điện ra trạm biến áp của huyện DakR’lap đã hoàn thành cách đây 1 năm rồi. Công việc của hai anh em là kiểm tra lại điện trở của dây tiếp địa xem có đạt chất lượng không thôi. Đo tiếp địa của 40 cái trụ điện, chiều dài tuyến khoảng 30km. Cái trụ điện này nó là trụ điện cao thế chứ không phải mấy cái cột điện các bạn hay nhìn ở khu dân cư đâu. Ngày đầu 2 đứa đo 15 cái cuối tuyến nối từ trạm biến áp về ngược bên trong. Khu này ở bên ngoài đường lớn với vào mấy cái xã toàn người Kinh và người Bắc vào làm kinh tế mới thôi. Khoảng 17 cái tiếp theo là vào trong bản của mấy người dân tộc. Khu này chủ yếu toàn người dân tộc, vị trí đo chủ yếu trong rừng café, sầu riêng, bơ, chanh dây.

Ngày thứ 2, hai anh em đang đi đến quá trưa mà chưa xong công việc để nghỉ ăn cơm. Mình kêu anh Bi, nghỉ tý đã chứ nắng vỡ mặt thế này mà cứ cố thế này thì chắc anh em mình bỏ mạng ở đây mất, chạy như ngựa vào rừng café của người dân tộc, có những cái vườn nó bạt ngàn, café lắm thế này bảo sao dân tộc mà hay đi oto. Có những chỗ chui vào, ngồi đo 1 lúc rồi muỗi nó đốt cho chi chít mất cả lít máu. Ông bi lúc đó cũng đói rã rời ra rồi, ông thi công thì cố giục hai đứa xong việc để cho nó hoàn thành sớm còn lấy nốt tiền của chủ đầu tư. Mà phải nói ông này khỏe, đúng là dân lao động. Ổng chạy từ sáng liên tục, liên tục thế mà đến giờ vẫn không có biểu hiện gì là mệt. Ổng kêu 2 đứa ngồi nghỉ, để anh chạy sang vườn này, tý có đồ cho 2 đứa ăn đỡ. Ngồi đợi 15 phút thì ổng về xách theo cái túi. Ra là ổng vào vườn của dân tộc, hái ít bơ trứng với chanh dây chín mọng, lúc đó đang đói nữa, đúng là nhà nghèo vớ được chiếu manh, đang cơn khát nước gặp anh đái đường . Nói chung đi cùng với một ông thi công nữa, do ổng làm thi công ở đây 5 năm trời nên vị trí từng cái trụ điện, từng ngóc ngách ổng nắm được hết. Đo xong tiến độ ngày hôm nay khoảng 4h chiều. Trở về thị trấn kiến đức tắm rửa nghỉ ngơi đến 6h thì ông thi công gọi 2 anh em đi ăn lẩu bò, dê gì ở gần quán thịt chó hôm trước ấy. Nói chung ăn cho nó có mùi vậy thôi chứ đồ ăn cũng dở tệ, 3 đứa quất hết chai 750ml rượu Daknong thì về. Đêm ở đây thì chả có cái gì thú vị cả. Cũng có vài nơi hát hò nhưng chắc không bằng được một góc Nha Trang.

Ngày cuối cùng, hai anh em đo tuyến chốt, là tuyến từ nhà máy thủy điện nối ra. Tuyến này khoảng 8 cái nhưng vất vả gấp chục lần mấy cái trụ hồi trước, vị trí đo khó khăn chứ không nằm ở ngoài đường như tuyến đầu. Những cái trụ điện tuyến này người ta bố trí trên những dốc núi dựng đứng, hay có những cái ở tận trên đỉnh đồi. Thời sinh viên, cái hồi đi thực tập địa chất ở Đồng Mỏ hay đi phượt ở Tam Đảo leo cỡ trăm mét thôi là phờ râu dê rồi. Đằng này đi làm, có những vị trí không đi xe máy được, mà phải để dưới chân núi, rồi trèo qua 3, 4 cái đỉnh đồi nữa mới đến được vị trí điểm đo. Kể ra ngày xưa trường Thủy Lợi mình nên đào tạo thêm cái môn trèo núi ở giáo dục thể chất, toàn đào tạo cầu lông với bóng chuyền làm gì không biết ( tớ bị trượt cầu lông 2 lần ).

Nghe ông thi công kể ngày xưa các ông ấy phải bê từng cục gạch, bê từng bao xi măng, từng thanh giằng với cột của trụ điện mới hoàn thành 1 cái trụ, thế mới thấm kiếm được ra đồng tiền thật không đơn giản chút nào, nhất là đối với những người lao động chân tay.

Ảnh do tác giả chụp

Đến cái trụ thứ 4 trong tuyến này thì trời cũng lẩm xẩm tối. Vậy là kế hoạch đo 8 trụ trong ngày nay bị phá sản, lại phải ở thêm 1 ngày mai nữa. Cái trụ này đúng là cái trụ xương nhất trong mấy ngày. Để tả qua một tý. Các ông đi vào tuyến đường thi công để vào nhà máy ấy. Đường này ngày xưa thiết kế nó dạng như kiểu đường xe đôi quả núi ra để làm đường cho thuận tiện với cả kinh tế chứ không phải đi đường vòng. Sau đó dựng xe ở lề đường này, trèo lên 1 cái vách núi dựng đứng mà không có bậc đi, vừa leo vừa bám chặt vào mấy cây cỏ dại mọc xung quanh để nó khỏi trượt chân. Ông thi công leo trước, tôi leo sau, a bi leo cuối cùng. Lên đến nơi là cả một kỳ tích. Trên đó là một mặt bằng rộng đổ bê tông khoảng 40 m2.

Xây mỗi cái trụ điện rồi lại là vách núi. Hai anh em tranh thủ check in các kiểu rồi tiến hành đo. Ở một góc trong mặt bằng đấy là một cái miếu thờ nhỏ nhỏ. Ông thi công tranh thủ thắp nén hương với đốt ít giấy tiền mang theo từ hồi sáng. Thấy sự lạ nên tôi mới hỏi. Ổng kể bằng một cái giọng từng trải, lầm rầm trong cái không khí âm u xâm xẩm tối của đất trời Tây Nguyên, phả trong gió mùi nhang trầm thơm thoang thoảng.

Ảnh do tác giả chụp

Câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm rồi, trời Tây Nguyên thì mưa thì mưa rả rich ,khi anh em thi công đang cố gắng lắp dựng nốt thanh giằng cuối cùng của cái trụ điện này, cả đội công nhân đang cần mẫn mỗi người một việc mong sao cho sớm hoàn thành. Mỗi cái trụ dựng lên là bao nhiêu công sức, mồ hôi của người lao động, hôm đó thì được tính bằng cả xương máu nữa. Người mà được thờ ở cái ban nhỏ ở góc kia là anh Thái, quê ở NĐ, ngày ấy anh theo đội vào đây làm cũng được 4 năm rồi. Chịu vất vả, cực nhọc để mong đến cuối tháng có ít tiền gửi về cho gia đình ở quê.

Ảnh do tác giả chụp

Hôm ấy anh Thái với 2 người nữa ( trong đó có ông thi công tên là N ) được phân công trèo lên để lắp ốc vít bu lông nốt mấy thanh giằng của cái trụ. Cái trụ đó phải cao cỡ 40m, ổng kể trèo lên trên đỉnh trụ thì mới thấy được núi rừng nó bạt ngàn như thế nào, nhìn được vào tận trong nhà máy thủy điện nữa cơ. Trời thì mưa, cũng lẩm xẩm tối như bây giờ, trèo lên cao nên gió nó còn lạnh nữa. Cũng định bụng nghỉ để sang mai làm nhưng ông đội trưởng động viên anh em cố hoàn thành nốt để ngày mai anh em nghỉ một hôm ra thị trấn ăn chơi xả street bữa. Thôi thì anh em cũng bảo nhau cùng cố gắng. 3 người nhận việc trèo lên để lắp ốc vít, trong khi đó thì mấy người ở dưới chuyền nhau cái thanh giằng chuyển lên trên. Đang làm, tự nhiên ông Thái kêu : thế nào góc rừng kia cứ có người nhìn em anh N ạ.

Mấy người quay sang góc đó thì chẳng nhìn thấy gì, chỉ thấy cây rừng âm u thôi. Vậy mà thế nào ông Thái cứ khẳng định là có người nhìn ở góc đó. Ông N trêu : Chắc tại hôm qua mất mấy con chốt nên giờ tinh thần không ổn định chứgì ông tướng.

Anh em lại cười xòa với nhau làm tiếp.

Đột nhiên ông Thái kêu lên : Cái gì thế này, mày là ai, cái gì đây, anh N ơi, anh em ơi, nó đang cứa đứt dây của em.

Mọi người nhìn sang vị trí của ông Thái thì ông nào cũng hãi hùng. Mặc dù chẳng có cái gì nhưng dây bảo hiểm của ông Thái cứ đang đứt ra dần dần từng sợi một như có ai đang cắt.( cái dây mà mấy ông thợ điện hay dùng để buộc vào người rồi đeo vào cột khi trèo cao ấy )

Ông N với mấy anh em kêu bám chặt vào cột điện, đoạn đưa tay ra với cho ông Thái bám vào. Nhưng không kịp nữa rồi. Ông Thái đang bám chặt vào trụ thì rời ra như có ai đang đẩy tay, chỉ kịp thét lên : Ối, chết em rồi, nó đẩy em. nó đang đẩy em, Sau đó ông Thái rơi xuống cái vực sâu hoắm ấy.

Cả đội công nhân toán loạn, mấy ông ở trên cao chẳng ai bảo ai, tụt hết xuống đất. Rồi cả đêm đó, anh em men theo cái vực xuống tận con suối dưới sâu mới tìm thấy xác anh Thái. Cả người ổng tả tơi như vừa bị cho vào trong máy tuốt lúa. Vách núi với cành cây nó quật cho người anh nhão hết cả ra. Xương cốt gãy hết. Cũng may là anh em tìm thấy xác anh ngay đêm đó, chứ ở giữa rừng núi bát ngàn thế này mà gọi cứu hộ chắc còn lâu mới đến được.

Kết luận rằng tai nạn lao động, dây bảo hiểm không đạt chất lượng, lẽ ra cái đơn vị chủ quản của đội thi công này bị điều tra nhưng do ông giám đốc quen biết, với cả hôm đó, dù chẳng nói ra nhưng anh em nào cũng hiều cái nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Thái đâu phải tại cái dây không đạt chất lượng. Lại thêm một câu chuyện nữa làm người ta càng tin hơn đang có một thế lực vô hình nào đó tồn tại gần cái đội công nhân này, có thể là ma rừng.

Tôi với anh bi lúc đó cũng run lắm rồi, nhưng đi cùng với anh thi công từng trải thì cũng đỡ sợ phần nào. Đoạn hai anh em ra cái ban thờ nhỏ đó thắp nén nhang, chia sẻ chút hơi ấm dương gian cho anh Thái, anh đi oan uổng quá. Dẫu vẫn biết cái nghề là cái nghiệp. Đo xong trụ đó thì anh em lên xe đi về, đi đường rừng mất khoảng 30km mới ra được thị trần. Hai anh em lặng im, ai cũng bồi hồi xen lẫn ớn lạnh về câu chuyện ông N vừa kể ra, mà không biết rằng chính ngày hôm sau, chuyện tương tự lại xảy ra với chính 2 đứa.

Phần 3

Tối hôm đó, ba anh em đi nhậu loanh quanh thịt thỏ, sau đó tôi với anh Bi đi làm mấy cơ bi.da ở Kiến Đức cho hết buổi tối. Chơi được vài cơ thì anh em rủ nhau về vì cái bàn nó lởm quá, chẳng bù cho Nhật Kiều ở Nha Trang có cả người đứng xếp bi cho. Với cả hai anh em cũng mệt vì chạy như ngựa cả ngày. Kể ra mà giờ ở Nha Trang, ra Quốc Tế làm kèo tắm thảo dược có phải khỏe cả người không. Cố cho ngày mai xong nốt còn về chứ ở cái xứ người lạ nước lạ cái này cũng mệt mỏi lắm rồi.

Lúc về qua giữa thị trấn có mấy anh công an giao thông đo nồng độ cồn nữa chứ. Dính cái phiếu phạt 500 mới nhọ. Gọi cho ông N vì hôm trước ổng khoe làm trên này nên quen với mấy người bên giao thông. Ông N lại gọi cho 1 ông nữa. Thế may được thả chứ không lại bay mất cái vé 500k.

Sáng hôm sau, hai anh em đặt mục tiêu đo nốt 4 cái trụ còn lại. Còn có 4 cái mà cả một chặng đường đầy gian nan và thử thách. Do đã quen đường được 3 hôm nên hai đứa không cần ông thi công lên đón nữa mà hẹn nhau ở vị trí cái trụ cuối cùng chiều hôm qua đo, vì mỗi lần lên đón là ông kia phải ngược lên 10km mới ra đến Kiến Đức. Đi từ đường quốc lộ rẽ đường trong bản được khoảng 5km thì cái xe lại giở trò. A Bi ngó xuống thì nó đang xịt dần lốp Vẫn may là mới chỉ hơi non thôi chứ chưa xẹp hẳn. Tôi bảo anh Bi xuống đây đợi em, để em quay lại quốc lộ vá rồi đi tiếp. Đúng là nhọ.

Thế ông Bi nhảy xuống xe, nhảy nhón thế nào mà cái quần nó lại vướng vào cái đuôi xe con RSX. Thế là 1 đường rách dài bất tận kéo từ đũng quần xuống quá đầu gối, lòi hết cả sịp siếc ra. Đã đen lại còn lắm lông. Thôi đã bực vì xịt lốp, lại còn phọt cười vì cái quần của ông Bi. Quên không chụp lại cái quần để giờ làm kỷ niệm. Trêu a Bi bảo anh cầm cái quần này về mấy nữa cơ quan thanh toán công tác phí một thể.

Thế 2 đứa lại kéo nhau ngồi trên con xe Honda đi ra đường quốc lộ. Ở đây tôi đợi vá xe, còn ông Bi mượn xe ông chủ quán chạy về nhà nghỉ thay cái quần lửng chứ mặc cái quần đấy vào trong bản, gái bản nó cười cho thối mũi cái thằng người Kinh.

( Vì cái thớt này có gửi cho anh Bi đọc nên anh Bi đọc đoạn này đừng có giận em nhá. Em chỉ miêu tả đúng những gì đã diễn ra, không thêm bớt, nhất là chi tiết cái quần )

Sửa xe, thay quần xong xuôi, hai anh em lại tiếp tục lên đường. Lúc đấy đã tầm 9h sáng rồi. Đến nơi thi ông N thi công đang đợi ở chân cái trụ. Đúng là dân công trường lâu năm nên ngồi một mình ở cái nơi khỉ ho cò gáy này, lại đúng cái vực ông Thái chết ngày xưa mà ổng không sợ. Như mình chắc mình vái ngả nón.

Vẫn nghĩ là 4 cái trụ này nó xương rồi, mà không thể ngờ được là nó xương đến vậy. Để xe ngoài lề đường, đi cuốc bộ phải 2 km nữa đường rừng ( đoạn này tôi có quay lại clip khi đang đi trong rừng ), trèo qua một đống cây gỗ to ( đường kính phải cỡ 2m ) bọn lâm tặc nó đốn chưa kịp vận chuyển đi nữa thì mới đến được cái trụ này. Đi đến cái trụ này cũng mất hơn 1 giờ đồng hồ. Đứng đo rồi ngó nghiêng một lúc thì trở ra. Ngày xưa ông N đi được như này thì đúng là bái phục, ngang với xẻ dọc Trường Sơn ông cha đi. Mà tính ra cũng chẳng khác gì mấy đâu, cũng phải đề phòng muỗi vắt, rắn rết, rồi còn phải vác dụng cụ kiểm định.

Ảnh do tác giả chụp

Trở ra ngoài lề đường cũng cỡ 12h trưa rồi. Ông N dẫn vào bản ăn cơm trong 1 quán bụi. Gọi là bụi nhưng so với cái tình hình kinh tế của cái huyện DakR’lap này thì cũng coi như quán VIP. . Cơm no rượu say, mấy anh em ra võng nằm nghỉ lát để chiều còn đi chinh chiến tiếp vào trong nhà máy thủy điện. Nằm tán phét với anh N, bảo giờ mà thấy được mấy em gái bản tắm suối thì đúng là đời tươi hơn hoa.

Ổng N nhìn mình cười sặc sủa, chỉ tay ra chỗ mấy em đang ngồi uống nước với mấy thanh niên bản ngoài kia, bảo đó, gái đẹp của bản đó. Ôi giàng ơi, nhìn mấy ẻm đó mà xìu luôn khác xa trong tưởng tượng của mình. các cô đó vừa đen lại vừa xấu. Nên thôi, vụ này coi như phá sản.

Nghỉ ngơi đến khoảng 2h chiều thì anh em tiếp tục lên đường. Từ bản vào trong nhà máy thủy điện mất khoảng 15km. Do đường này bên thiết kế họ thiết kế cho oto chở vật liệu đi nên người ta rải cấp phối đá dăm chứ không thảm nhựa đường. Đường lại cong queo vòng qua eo đồi nữa thế nên anh em phải đi chậm chậm không nó xòe cho phát thì vỡ hàm. Còn có 2 cái trụ nên 2 anh em đi hăng lắm. Cố gắng trèo đèo lội suối hoàn thành công việc cho ngày mai trở về với ánh sáng phố phường.

Sau bao lít mồ hôi đổ, cuối cùng thì cũng leo được lên cái trụ cuối cùng. Đứng trên đỉnh trụ cuối cùng nhìn lại quãng đường vất vả mấy ngày qua mới thấy hạnh phúc, biết rằng đổi lại những KW điện cho nhân dân dùng thì có những người đã hi sinh cả mồ hôi, nước mắt, xương máu ( chứ các ông đừng ngồi đó mà chửi Thủy điện nữa nhá ). Trong lòng trào dâng một nỗi niềm khó tả vô bờ. Đo R tiếp địa xong thì anh em vào trong nhà máy ngó nghiêng tý rồi chụp ảnh các kiểu, thực ra là để ông Bi coi thôi chứ cái Thủy điện này đúng chuyên ngành của mình rồi. Nhà máy đang vận hành nên chỉ có 2 ông kỹ thuật trực trong này thôi, nói chuyện 1 lúc thì xin chào tạm biệt, anh em đi về.

Ảnh do tác giả chụp




Ảnh do tác giả chụp

Đi ra khoảng 6km đường rừng thì tới cái hồ chứa của nó. Thực ra nhà máy này nó dẫn nước qua 1 tuynel từ hồ chứa, đào xuyên qua núi rồi dẫn nước vào tua bin nhà máy thủy điện.

Lúc đó khoảng 5h30 chiều, trời Tây Nguyên bắt đầu xẩm xẩm tối, ông N nói anh em tranh thủ lên đập chơi thôi, đừng tắm để ổng ra kiểm tra lại cái đường dây hôm trước mưa bão nó đổ cây vào dây. Hai anh em chạy xe vòng lên đập, sẵn tiện đang mệt, nhìn thấy hồ nước bao la, nước thì trong vắt nên hai anh em không kìm lòng được, cởi hết đồ ra nhảy xuống phát cho nó trôi hết mệt nhọc.

Ôi phải nói cái nước này nó mát, mới đã làm sao. Tha hồ vùng vẫy. Trước khi xuống, là dân trong ngành nên mình cũng cảnh báo với anh Bi, nhìn thì xoải với nông thế thôi nhưng chỗ anh em mình đang tắm sâu không dưới 40m đâu anh. Chỉ được tắm trong khu vực từ mái thượng lưu ra khoảng 5m thôi, không chuột nó rút phát là không cứu được đâu. Anh Bi dân gốc ở Nha Trang, từ bé tắm biển chứ chưa được tắm nước hồ bao giờ nên thích thú lắm. Mình chạy lên bờ, lấy cái điện thoại để chụp cái ảnh làm kỷ niệm. Y như rằng lên phát là có chuyện ngay.

Đang lúi húi lấy cái điện thoại trong cốp xe xuống chụp ảnh thì quay lại không thấy ông Bi vùng vẫy nữa, mà đang nằm 2 chân 2 tay nổi lềnh phềnh trên mặt nước, đầu thì vẫn ngóc lên. Cứ tưởng ổng đang trêu mình, vì mấy lần tắm biển ở Nha Trang ổng cũng làm kiểu nổi như vậy, chụp kiểu ảnh rồi nói : anh nằm như thằng chết trôi ấy Bi ạ. Nhìn lại thì ổng đang từ từ trôi ra xa. Mình nghĩ lại thì thôi, lại có chuyện rồi, nước ngọt ở trong núi chứ có phải nước biển mặn Nha Trang đâu mà lực đẩy Ác-si-met nó đẩy cả người nổi lên thế kia.

Ảnh do tác giả chụp

Mình mới kêu to : Anh làm cái đéo gì vậy Bi ?

Không thấy trả lời, biết là có chuyện rồi. Vứt điện thoại xuống cái mái bê tông, nhảy cái tùm xuống nước lôi ổng vào, vừa nhảy vừa kêu : a bị cái gì vậy Bi?. Lúc đó như nghe thấy tiếng mình gọi, ổng mới giật mình vùng vẫy trong nước, vừa vùng vẫy chân tay vừa kêu : Cứu anh với T ơi, cứu anh với, chân anh bị chuột rút rồi. Lúc đó trời Tây Nguyên đang tối dần.

Chuột rút thế nào lại vùng vẫy chân tay được. Ông này ngu thế. Bơi ra cách còn gần 2 m thì nghe thấy ông kêu : anh không bơi được T ơi, nó dìm anh T ơi, chết mẹ anh rồi T ơi.

Bơi ra, lấy tay túm lấy tóc ông ấy thì … ông này bị hói, đầu không có tóc mấy. Mình đưa tay cho ổng cầm thì ổng kéo rồi dìm mình xuống luôn. Nghĩ kiểu này không ổn rồi, Cứ như này mãi thì ổng cũng dìm mình rồi đuối sức mà chết cả 2 thôi. Ông Bi lúc này uống no nước rồi nên không kêu được gì nữa, nhưng chân tay vẫn vùng vẫy. Thay đổi kiểu, mình biết cái mái thượng lưu này nó là đập đất, nên cái mái nó vẫn xoải ra chứ không thẳng đứng như cái đập bê tông, từ chỗ 2 anh em sâu xuống đến mái chắc cũng hơn 2 m. Thế là không lôi kiểu trên nước nữa, cũng mệt lắm rồi, lấy hết sức, hít 1 hơi thật sâu rồi lặn xuống, kéo lấy chân ông Bi rồi kéo xuống nước luôn, cũng may vừa chìm xuống là chân chạm đáy mái thượng lưu luôn. Cứ thế để chân ổng trên vai rồi mình bước đi dưới cái mái đập. Đi được khoảng 2 bước thì ổng không vùng vẫy nữa mà chân đứng được hẳn trên vai mình, cái đầu ổng ngóc được lên mặt nước rồi. Tả thì lâu vậy nhưng sự việc nó diễn ra trong tích tắc à. Không đủ tỉnh táo là cả 2 đứa bị dìm rồi. Lặn dưới nước không chịu được nữa, mình đành thả chân ổng ra rồi ngoi lên lấy hơi, lúc đó thì cách bờ tầm 1 mét. Lúc đó mới biết sống rồi.

Lúc lên bờ thì mặt ông trắng bệch, mồm thì ọe ra nước liên tục. Run cầm cậm, trời thì tối nữa. Vừa lúc đó ông N chạy lên, cái đệt, lúc quan trọng thì không thấy đâu. Ổng kêu anh đã bảo chúng mày đừng có tắm mà. Ở cái hồ này có biết bao nhiêu đứa bị chết đuối, bao nhiêu đứa ra đây tự tử rồi ( toàn người dân tộc ). Nói không chịu nghe. Mà anh bảo con dao với nhánh tỏi từ hôm đầu mang theo đâu rồi. Ổng hỏi câu hồn nhiên vãi. Tắm thì ai còn cầm dao với tỏi đi theo làm gì. Em để hết trong cốp rồi.

Ngồi lúc nữa cho đỡ lạnh thì 3 anh em cũng dong xe đi về. Trời Tây Nguyên lúc này đã tối hẳn.

Lúc về ông N đi trước do quen đường, đường từ nhà máy ra đến quốc lộ nó loằng ngoằng, ngóc ngách lắm, mà trời lại tối, không có đèn đường. 2 anh em vừa rồi cũng uống no cmn nước nên tinh thần và sức khỏe vẫn còn đang hoảng loạn. Các ông cứ tưởng tượng cái cảnh vừa trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong phút chốc nó đang sợ lắm. Vừa tối vừa lạnh, anh Bi nói tôi dừng lại để mặc cái áo mưa vào cho đỡ lạnh. Đúng là trời không mưa vẫn mặc áo mưa.

Dừng lại mặc xong áo mưa , hai anh em lại tiếp tục lên xe. Ôi cái đệt, lúc nãy mặc áo mưa không gọi ông N dừng lại, mất dấu rồi, giờ sao ??.

Thôi thì cố phóng đi một đoạn, hết cái đèo này nó lại đến cái dốc khác( cũng may là đường nó thảm nhựa chứ không thì cũng chết ), may mà không có cái đường rẽ nào. Đi thẳng được khoảng 2 km thì thấy đèn hậu xe ông N. Nghĩ bụng bảo ông này đi không thấy anh em đâu cũng không biết dừng lại mà đợi nữa.

Hai anh em chạy sau bám theo cái đèn hậu xe ông N, khoảng cách 2 xe khoảng 200m. Đường chỗ này thì nó cứ nhấp nha nhấp nhô, hết dốc thì lại đèo, hết đèo thì lại khúc cua. Trời tối như này đi đường cua không cẩn thận vớ vẩn đâm vào cây bên đường thì toi. Đi được một lúc, cứ thấy cái gì sai sai. Anh Bi bảo mình : Mày ơi, thế nào cái khúc cua này đi qua nãy giờ mấy lần.

Ông Bi nói làm mình mới để ý, sởn gai ốc. Cũng gần hết bình xăng rồi. Có khi nào ông N đi lộn đường không. Phóng ga lên định hỏi ông N xem có khi nào lộn đường. Thế nào càng phóng nhanh thì xe ông N cũng càng đi nhanh, 2 xe cứ cách nhau 1 khoảng cỡ 200m. Đường dốc ngoằn nghoèo mà mình phóng đến 60km/h vẫn chẳng thể kịp được ông ấy, biết có chuyện rồi. Bất chợt, a Bi vỗ vai bảo : T, nhìn qua gương kìa, có đèn pha xe nào đi sau xe mình kìa.

Chắc xe của dân tộc, mình ngoái lại. Đệt, làm đéo gì có xe nào bám sau đâu, khung hình đằng sau thì tối đen như mực. Thế nhưng nhìn vào gương chiếu hậu thì lại có chấm đèn pha bám sau. Ôí thôi rồi, Lúc đó mình quyết định dừng lại. Cái xe đằng trước nó chạy đi mất. Ngó lại đằng sau không có cái xe nào, nhìn qua gương thì đèn pha nó vẫn chiếu đấy, cũng không thấy tiến thêm về phía xe mình. Mình với anh bi mặt tái mét, đệt, vớ phải ma đưa lối, quỷ dẫn đường rồi. Cứ thế này mà đi tiếp nó dẫn cho đi hết xăng khéo ngày mai thành 2 cái xác khô.

Mở cốp ra định lấy con dao với nhánh tỏi để sẵn trong cốp xem có kết quả gì không thì…lúc nãy mở cốp lấy áo mưa, con dao với nhánh tỏi để trên áo mưa, không để ý lúc lôi ra nó rơi mất ra đường rồi.

Thề với các ông lúc đó tinh thần 2 anh em hoảng loạn đến cùng cực. Vừa dính quả trên đập xong, giờ vớ quả này thì đúng là trúng độc đắc luôn.Giờ khéo đi lạc vào đoạn nào rồi cũng nên. Thế rồi tôi nhớ lại, cái hồi sinh viên, sau khi dính cái vụ ở ma nhát ở Trần bình kia, cũng có cái bóng bám theo, lúc về quê tôi có nói chuyện với bà nội thì bà bảo nếu nhìn thấy nó trong gương, theo kinh nghiệm của bà thì lấy nước chấm vào 2 đầu ngón tay, gạch chéo 2 đường, kiểu như làm cái bùa ấy. Mấy ông cứ để ý ở nhà, nhất là ở quê, trước cửa người ta thường treo cái gương có cái hình bát quái treo lên trên cao cũng như cái bùa chiếu quỷ vậy.

Nghĩ vậy mình bảo ông Bi đái đi. Ổng cứ nghĩ lấy nước đái để trừ tà. ?Nhưng cũng như mình, đái thế nào được trong cái giờ phút này. Thế nên cái câu sợ vãi đái là không đúng đâu các ông nhé. Giờ thế nào bây giờ??. Vẫn còn 1 thứ nước nữa, nước bọt. Đoạn mình nói ông nhổ hết nước bọt ra tay, làm theo mình. Mình cũng nhổ, lấy tay chấm lên bãi nước bọt rồi gạch chéo lên 2 cái gương của cái xe máy mình. Ông Bi không biết để làm gì nhưng giờ phút này, cái hành động đấy chắc là có ý nghĩa nhất may ra thì thoát ra được cái mối rối này, còn hơn là đứng yên chịu chết. Xong hai anh em lên xe, quả này mà đề không lên nữa thì đúng là bốc mắm. Vẫn may là đời chứ không giống mấy cái phim kinh dị của Thái. Cái xe vẫn nổ ngon.

Kì lạ thay, lên xe đi thì không thấy cái bóng đèn pha xe bám đằng sau kia nữa. Giờ thì cứ đi thẳng chứ biết đi hướng đéo nào bây giờ. Đi được khoảng 1km thì nhìn thấy cái đèn hậu xe nào đằng trước. Thôi cứ đi lại xem thế nào, nó có dọa cho thì cũng chịu chứ biết sao giờ. Cách còn trăm mét thì phát hiện ra có người đang đứng cạnh cái xe đấy. Ôi đệt, ông N. Đến lúc này thì thở phào rồi.

Ổng nói anh em đi lạc đéo đâu cả tiếng đồng hồ nãy giờ, anh quay lại đến tận cái đập cũng không thấy. Vừa quay xe lại đây thì giờ mới gặp được. Mình với anh Bi chẳng ông nào nói được gì. Nói thôi về nhà nghỉ em kể cho anh. Bây giờ 2 xe đi song song với nhau chứ không đi trước đi sau nữa.
Nhìn thấy đèn đường quốc lộ là mừng rồi. Chạy 1 mạch về nhà nghỉ. Kêu ông N chạy lên luôn rồi tắm rửa tối anh em đi ăn cơm luôn. Kể chuyện cho ông ấy thì ổng bảo đúng là ma rừng nó che mắt các chú rồi. Sao không lấy nhánh tỏi với con dao cầm ở tay. Nghĩ bụng em mà không bị rơi con dao với nhánh tỏi lúc mặc áo mưa thì đã đếch có chuyện rồi.
Sau đó mấy anh em đi ăn cơm.

Còn tiếp
Bảo vệ Tổng thống Mỹ không những là một công việc rất phức tạp mà còn cực kỳ tốn kém.

Và theo ước tính của báo Washington Post, chi phí cho các hoạt động bảo vệ Tổng thống Donald Trump cùng gia đình ông sẽ vượt hơn người tiền nhiệm tới hàng trăm triệu đôla.


"'Vợ chồng Tổng thống Donald Trump ăn tối cùng vợ chồng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, ngày 10/2/2017. (Ảnh: AP)

Judicial Watch - một nhóm bảo thủ theo dõi chi phí dành cho các chuyến đi của nhà Obana, ước tính 97 triệu USD đã được chi trong 8 năm ông tại nhiệm. Tuy nhiên, dựa vào bốn tuần đầu tiên Trump vào Nhà Trắng , trong đó có 3 hành trình tới cơ ngơi Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, bang Florida, có thể khẳng định chi phí bảo vệ tân Tổng thống Mỹ cùng gia đình ông sẽ vượt xa con số này.

Washington Post nêu ra ước tính một số khoản chi bảo vệ gia đình Trump mà các Bộ Quốc phòng, An ninh Nội địa và các cơ quan cảnh sát địa phương phải gánh vác.

Theo Washington Post, ba chuyến đi tới Mar-a-Lago kể từ khi Donald Trump nhậm chức có thể ngốn khoảng 10 triệu USD, dựa vào một báo cáo của chính phủ từ tháng 11. Con số này bao gồm chi phí cho các tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ tại đó.

Các quan chức Hạt Palm Beach nói họ sẽ yêu cầu Nhà Trắng hoàn trả hàng chục nghìn đôla mỗi ngày, cho số cảnh sát đã đảm bảo an ninh và hỗ trợ hậu cần khắp thành phố.

Các quan chức cảnh sát cũng cho biết, New York tốn kém 500.000 USD/ngày, tức 183 triệu USD/năm, để bảo vệ Tháp Trump, nơi Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và con trai Barron Trump đang sống.

Cơ quan Mật vụ và các nhân viên sứ quán đã trả khoảng 100.000USD cho các hóa đơn phòng khách sạn trong chuyến đi của Eric Trump tới Uruguay – nơi người con trai này của ông Trump xúc tiến một tòa nhà thương hiệu Trump.

Nếu Lầu Năm Góc thuê được phòng ở Tháp Trump - cần cho những lần Tổng thống trở về Thành phố New York – thì có thể phải mất 1,5 triệu USD/tháng – theo trang web của tòa nhà này.

"Đây là một cách tiến hành công việc rất đắt đỏ, và Tổng thống cần nhận ra điều đó. Đặc biệt là Tổng thống Trump cũng biết rõ vận hành một máy bay thì tốn kém thế nào", Chủ tịch Tom Fitton của Judicial Watch bình luận, nhắc đến chuyến đi của tân Tổng thống Mỹ tới Mar-a-Lago ở Florida.

Ông Fitton cho rằng, Trại David có thể là một lựa chọn tốt hơn, vì ông Trump sẽ dễ dàng tới đó bằng trực thăng.

Theo Washington Post, chi tiền cho các hoạt động đi lại và bảo vệ gia đình Trump có lẽ không phải là vấn đề duy nhất. Mật vụ Mỹ còn phải duy trì tính sẵn sàng và đảm bảo đủ năng lực bảo vệ cả nhà Tổng thống. "Mọi chính quyền đều tạo ra những thách thức riêng mà Mật vụ Mỹ phải thích nghi hiệu quả", tờ báo cho biết.
Ngôi mộ nằm cách đường Trương Định (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) chừng 30m, bên trong khuôn viên công viên Tao Đàn. Ít ai biết, đây là ngôi mộ của gia tộc lừng lẫy họ Lâm.

Ngôi mộ được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố

Trước ngôi mộ là một tấm biển bằng đồng ghi rõ: "Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố: Mộ cổ họ Lâm được công nhận năm 2014".

Phía sau tấm biển là một quần thể mộ táng với lối kiến trúc cũ xưa. Hai ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng).

Khu mộ cổ và bia công nhận di tích trong công viên Tao Đàn

Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã (chưa xác định năm sinh, năm mất).

Từ dòng chữ trên bia "Đại Nam. Hiển khảo trọng giang..." cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời Minh Mạng khi quốc hiệu nước ta lúc bấy giờ là Đại Nam.

Như vậy, khả năng mộ được xây vào năm 1895, là năm vua Minh Mạng đặt lại quốc hiệu.

Mặt trước của ngôi mộ

Một công nhân làm việc tại công viên kể lại: "Tôi làm việc tại công viên nhiều năm nay. Có những lúc tôi phải ở lại trực đêm nhưng chưa bao gặp chuyện gì kỳ lạ.

Vậy mà không hiểu có tin đồn thêu dệt từ đâu, khiến cho nhiều người cả tin sợ hãi. Cho đến năm 2014, ngôi mộ này được xác định là mộ cổ họ Lâm và được công nhận là di tích thì những tin đồn kia mới hết".

Lúc này, dư luận mới xoay sang chiều hướng khác, muốn biết thân thế người nằm trong ngôi mộ là ai...

Gia phả lừng lẫy của dòng họ Lâm

Gia phả họ Lâm tại tỉnh Kiên Giang có ghi :"Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? - 1795). Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795).

Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc di cư sang Việt Nam, cư ngụ tại Sài Gòn, Gia Định.

Ông có vợ là bà Mai Thị Xã (không rõ năm sinh, năm mất). Mộ nguyên táng của họ tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là Vườn Tao Đàn, Quận 1, TP.HCM)".

Nhà bia, có bia xác nhận tên người trong mộ. Tại đây, lúc nào cũng có nhang và hoa.

Cũng theo gia phả, ông bà Lâm Tam Lang có 4 người con. Trong đó người con thứ 3 là ông Lâm Phong Quang. Ông Quang sinh ra Lâm Kim Diêu rồi Diêu sinh tiếp Lâm Quang Ky.

Lâm Quang Ky chính là phó tướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Ông là người đã đóng vai "Lê Lai cứu chúa", hy sinh thay cho Nguyễn Trung Trực năm 1868, thọ 29 tuổi.

Hiện nay tại Rạch Giá, Kiên Giang, tên Lâm Quang Ky được đặt cho một con đường lớn, song song với đường Nguyễn Trung Trực.

Giai thoại kể lại rằng, rạng sáng 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, trong đó có Lâm Quang Ky làm phó tướng, đã tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Kiên Giang đang trong tay người Pháp và làm chủ nơi đó được 5 ngày. Quân pháp phản công nghĩa quân thế cô, vũ khí kém, nên không giữ được thành.

Trong tình thế hiểm nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân quân Pháp. Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Lâm Quang Ky mặc chiến bào của Nguyễn Trung Trực, cầm cờ lệnh, cố tình chiến đấu kéo dài thời gian.

Cuối cùng, quân Pháp bắt được ông cùng với sáu nghĩa binh khác. Ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực. Chỉ huy quân Pháp đinh ninh đã bắt được lãnh tụ nghĩa binh nên không cho quân truy đuổi nữa.

Qua ngày hôm sau, vụ việc trên bị bại lộ. Rất tức giận, Pháp sai người đem tất cả ra xử tại chợ Rạch Giá. Người dân biết chuyện, gọi ông là Lê Lai Kiên Giang.

Như vậy, anh hùng dân tộc Lâm Quang Ky là cháu gọi Lâm Tam Lang bằng ông cố. Đến đời thứ 7, họ Lâm có một nhân vật nổi tiếng khác xuất hiện.

Gia phả họ Lâm ghi như sau: "Lâm Đình Phùng là cháu đời thứ 5 của Lâm Kim Diêu và là cháu đời thứ 7 của ông tổ Lâm Tam Lang".

Lâm Đình Phùng chính là tên thật của nhạc sĩ Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa với những tác phẩm tình ca nổi tiếng như "Phút cuối", "Duyên kiếp", "Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi"...

Ngày 10-4-2014, UBND TP HCM quyết định công nhận mộ cổ họ Lâm là di tích lịch sử cấp thành phố để gìn giữ, bảo tồn.

Theo đánh giá hiện trạng di tích trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010-2020:

“Tổng thể công trình kiến trúc mộ cổ họ Lâm được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở TP.HCM”.

Qua đó, theo Sở VH-TT-DL TP.HCM: "Sự tồn tại của mộ cổ mang họ Lâm góp phần đáng kể cho ngành khảo cổ học và nghiên cứu khoa học về loại hình mộ cổ của Việt Nam”.

Tỷ phú Sài Gòn vung nghìn vàng nuôi mỹ nhân và cái kết bất ngờ

Từ lúc khởi nghiệp đến lúc trở thành tỉ phú, triết lý sống của Trần Thành là cần kiệm và tránh xa những chốn ăn chơi. Có 3 thứ mà ông luôn giữ mình không léo hánh tới là rượu chè, cờ bạc và phụ nữ. Thế nhưng...

Khối tài sản kếch xù của 'tỷ phú lúa gạo' Sài Gòn

Có người cho rằng, sở dĩ Quách Đàm thành công, sở hữu khối tài sản kếch xù vì vị trí của hiệu buôn nằm trên long mạch. Nhưng đó không phải là lý do chính...

Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn

Năm 1960, tỷ phú Nguyễn Văn Hảo tròn 70 tuổi. Khi công việc kinh doanh vẫn đang thuận buồm, xuôi gió, ông Hảo bất ngờ giao hết lại cho vợ con, về quê nhà ở Càng Long, Trà Vinh mua đất xây chùa.

Người vợ thuở nghèo khó phía sau tỷ phú ô tô ở Sài Gòn

Công cuộc làm ăn của ông bà Hảo ngày càng phát đạt. Ông cho mở thêm một cửa hàng tại Trà Vinh. Lợi nhuận cũng từ đó tăng dần biến ông trở thành một tỉ phú lúc nào không hay.
Cả thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chỉ còn cụ Khổng Thị Biện chế biến đất để bán. Số lượng người ăn đất thường xuyên nay cũng chỉ còn khoảng vài chục người.


Thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc từng được nhiều người biết đến là “ngôi làng ăn đất”. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn gia đình cụ Khổng Thị Biện, Khổng Văn Loa là còn làm đất bán.



Ông Lai, con trai cụ Biện cho biết trước đây người ta đã đào rỗng cả quả đồi để lấy đất ăn. Nhưng sau này số người ăn đất ít đi, việc đào trong hầm sâu 5-7 m cũng khá nguy hiểm. Có người từng bị sập hầm đi cấp cứu nên người dân nơi đây không đào nữa. Những giếng, hầm cũ để khai thác đất cũng lấp đi đề phòng trâu bò sa chân xuống.


Để có được đất ngon với số lượng lớn họ phải đào sâu xuống 5-7 m. Tuy nhiên, bây giờ ông Lai chỉ đào những hố nông 1-2 m trên quả đồi sau nhà để lấy vài kg mỗi lần.


Đất ăn được là loại có cao lanh (dân nơi đây gọi là “ngói”) màu xanh hoặc màu trắng. Loại màu xanh ngon hơn nhưng cứng hơn. Loại màu trắng mềm hơn và hợp với người già.


Đất đào lên cũng có thể ăn được nhưng có vị chua và nhiều sạn. Vì vậy, cụ Biện phải đem phơi một nắng, đẽo gọt cẩn thận, loại bỏ sạn và cắt ra thành miếng vừa ăn.


Sau đó, cụ lên đồi hái lá sim. Cụ Biện cho biết trước đây tìm lá sim rất dễ nhưng nay người dân chặt bỏ nhiều nên càng ngày càng phải đi xa.


Cụ đi rút rơm để đem hun khói. Việc hun khói cũng phải có kỹ năng để làm sao cho lửa nhỏ mà khói nhiều. Khi khói tỏa đều khắp rổ và ám vào khiến miếng đất ngả màu vàng và dậy mùi thơm.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thôn Thống Nhất có rất nhiều người làm đất hun khói để bán. Ở chợ huyện Lập Thạch còn có cả khu bán đất riêng với giá rất rẻ. Nhưng sau này, số lượng người ăn và người bán càng ngày càng giảm.


Hiện cụ Biện là người cuối cùng làm “ngói” để bán với giá 100.000 đồng/kg. Ở thôn Thống Nhất còn khoảng vài chục người thường xuyên ăn “ngói”. Bên cạnh đó, một số người ở xa, có khi tận Sài Gòn cũng tìm đến đây mua đất để ăn.


Cụ Biện cho biết mình đã ăn đất từ thời con gái. Các cụ ngày xưa nói ăn đất này có nhiều tác dụng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Sau này, mỗi khi có bầu, cụ bà đều bảo cụ ông đi lấy đất để ăn. Ăn nhiều nên cụ nghiện đến tận bây giờ.


Anh Hải, thôn Thống Nhất, cũng là một trong những người ăn đất cuối cùng ở Vĩnh Phúc. Anh Hải cho biết mình đã ăn đất từ nhỏ. Khi thưởng thức, anh thấy đất giòn, bùi và dễ gây nghiện.
“Sư phụ nói với ông là không được chặt đầu quá 100 người, hắn chặt đến 99 cái đầu người vẫn tiếp tục công việc, số phận sau này của ông rất bi thảm.” Đây là nói về một nghề rất đặc thù có ở thời xưa, gọi là Đao Phủ.

Quốc có quốc Pháp, một người phạm trọng tội thời xưa thì phải chịu tội chết, bị Đao phủ chém đầu. Cũng từ đó về sau, người ta hay dùng từ ‘đao phủ’ để ám chỉ những người dã man, bỉ ổi ti tiện.


Chia sẻ về cuốn hồi ký đao phủ cuối cùng của Mãn Thanh, nhiều người cảm thấy rằng nếu như họ sống trong thời cổ đại ấy thì có lẽ không thể sống được bởi con người quá nhẫn tâm như vậy. Có thể bạn có tư tưởng rằng đao phủ phải là những người gan dạ bẩm sinh, có lẽ bạn đã nhầm. Nghề đao phủ không phải nghề đơn giản, nó cũng như bao nghề khác, đều có sư phụ dậy, còn phải chăm chỉ tập luyện, việc đầu tiên là phải bái sư học nghề, tiếp theo là ngày đêm tập luyện, dùng bí đao tập luyện.

Đao phủ cuối cùng của thời Mãn Thanh tên là Đặng Hải Sơn, ông ấy cũng là đao phủ cuối cùng của Trung Quốc. Theo như hồi ức của ông, mỗi lần chém đầu của ai đó ông đều phải hỏi rõ phạm nhân, chắc chắn không được nhầm lẫn, sau đó sẽ có phụ tá của ông giữ phạm nhân tránh động đậy, đao phủ sẽ hô to một tiếng rồi chặt rơi đầu, phải làm thật gọn gàng để tránh đau đớn.


Trong thời đại của Đặng Hải Sơn, cũng là những năm cuối triều đại nhà Thanh, các đao phủ được nhận thù lao rất cao, bình quân một đồng đại dương, chặt một đầu được ba đại dương, ví như một tháng chỉ chặt có 1 cái đầu thì sẽ được bốn đồng đại dương. Không biết liệu có người nào hiểu thời điểm đó, bốn đồng đại dương tương đương với thu nhập của cả gia đình trong nửa năm, trong khi doanh thu đao phủ không chỉ dừng lại ở mức đó, bởi vì một số các gia đình tù nhân có yêu cầu khác nhau, mà đã có yêu cầu thì phải đưa tiền cho đao phủ.

Yêu cầu chung của các gia đình tù nhân là không muốn đầu và thân thể bị chia làm hai, đó là nhìn thì như đã bị chặt đứt nhưng thực ra vẫn còn dính một ít, lừa được quan giám sát là được. Đặng Hải Sơn nói việc này cũng thường xảy ra, suy cho cùng cũng là để giữ cho cơ thể người được chết “toàn thây”.

Nhưng các nghề bất lương này cũng tới lúc suy tàn. Sau này đao phủ không còn được công nhận, Đặng Hải Sơn bị thất nghiệp. Lúc này ông ấy đến một người bạn cũng không có, cũng không ai lấy, cuộc đời cô đơn, có thể nói là rất đáng thương. Theo đó mỗi ngày ăn chay niệm Phật, tiền đủ dùng cả cuộc đời, nhưng chỉ cần nhắm mắt lại là nhớ về những năm tháng chặt đầu kinh hoàng ấy rồi. Sau này hết cách, ông quyết định đi tu, nhưng bị phương trượng từ chối, lúc này ông mới nghĩ lại lời sư phụ nói…


Sư phụ của ông nói chặt đầu tu nhân đến cái 99 thì không nên tiếp tục, không sẽ nợ âm nhiều quá, sau này tạo báo ứng đáng sợ. Nhưng ông lại cảm thấy nghề này kiếm tiền dễ dàng, ông cũng không sợ, vẫn tiếp tục làm, sau khi thất nghiệp, đến ông cũng không thể nhớ nổi đã giết bao nhiêu người, nhưng ông nói ít nhất cũng 300. Sau khi Đặng Hải Sơn chết, đến một người đưa tiễn cũng không có… Nợ âm đều có trong lịch sử viết lại, thật giả tất nhiên không ai giám khẳng định, tuy nhiên cuộc đời sau của ông thật sự rất thảm.

Bài viết xem nhiều

Liên kết từ khóa

Đăng ký theo dõi qua Email

Đăng ký bằng email của bạn để nhận được tin mới nhất từ chúng tôi.

Liên hệ với chúng tôi

Gửi tin nhắn cho chúng tôi.

MysTown Beta Version II | Copyright 2015 - 2016 | Rip Code by MyS | Trở về đầu trang